Ho ra máu – dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm


Ho ra máu – dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm là hiện tượng rất thường gặp khi mắc các bệnh lý đường hô hấp. Vậy ho ra máu là do mắc bệnh gì, gây nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe bệnh nhân? Để có đáp án c

.

Nguyên nhân gây ho ra máu
Ho ra máu có nguyên nhân từ các bệnh ung thư phế quản phổi (bệnh nhân có tiền sử hút thuốc, tuổi trên 40, ho máu, gầy, sút cân); Giãn phế quản (bệnh nhân có biểu hiện ho, khạc đờm thường xuyên, kéo dài); Lao phổi (bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với người bị lao, ho khạc đờm kéo dài, gầy sút cân, ra mồ hồi đêm); Nấm phổi (người bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, sau điều trị với thuốc ức chế miễn dịch); Áp xe phổi (Ho, khạc đờm, mủ, ho máu, tức ngực, khó thở); Viêm phổi (bệnh nhân sốt cấp tính, ho khạc đờm, tức ngực, khó thở); Tắc mạch phổi (bệnh nhân đau ngực, khó thở, ho máu); Dị dạng mạch phổi (bệnh nhân tiền sử ho máu tái phát nhiều lần); Dị vật đường hô hấp dưới (bệnh nhân có thể ho khạc đờm từng đợt).

Triệu chứng lâm sàng
Bệnh nhân ho ra máu lúc đầu màu đỏ tươi, có bọt lẫn đờm, sau đó chuyển dần sang sẫm màu. Khám lâm sàng thấy có các triệu chứng liên quan đến bệnh lý phổi, phế quản (sốt, khó thở, đau ngực, ran, nổ, ran ẩm…). Nếu ho ra máu nặng và rất nặng (như sét đánh) thì ảnh hưởng đến toàn bộ huyết động của bệnh nhân dẫn đến truỵ mạch, bệnh nhân da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, hạ huyết áp, suy hô hấp cấp. Tùy thuộc mức độ ho ra máu và tình trạng bệnh lý phổi, bệnh nhân có nhịp thở nhanh, tím môi và đầu chi.
Cần phân biệt giữa ho ra máu do bệnh lý ở phổi với các bệnh ở tai mũi họng, răng hàm mặt, tiêu hóa.

 

Bệnh nhân ho ra máu cần được điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ

Làm sao điều trị?
Bệnh nhân cần được làm các thăm dò chẩn đoán và điều trị sớm ở bệnh viện. Đồng thời điều trị cầm máu và điều trị nguyên nhân (điều trị các nguyên nhân gây ho ra máu như lao phổi, giãn phế quản, ung thư phế quản, phù phổi cấp…).
Việc hồi sức đảm bảo thông khí phế nang, cung cấp đủ oxy bồi phụ đủ máu, dịch. Bệnh nhân cần được hô hấp, đảm bảo thông khí phế nang: Hút máu, các chất tiết trong đường hô hấp. Đặt nội khí quản, thở oxy, thở máy nếu có suy hô hấp nặng. Bồi phụ khối lượng tuần hoàn: Đặt đường truyền cỡ lớn, truyền máu để bù đủ khối lượng máu mất, đảm bảo khối lượng tuần hoàn, bồi phụ điện giải. Bệnh nhân cần nằm nghỉ tuyệt đối ở nơi yên tĩnh, tránh vận động mạnh. Bệnh nhân ho ra máu nặng khi ổn định cho nằm nghiêng về bên phổi tổn thương để phòng nguy cơ sặc máu vào bên phổi lành. Chế độ ăn lỏng, uống nước mát lạnh. Kết hợp việc dùng thuốc an thần nhẹ (diazepam liều thấp). Không dùng liều cao vì có nguy cơ sặc khi ho máu nhiều và che lấp các dấu hiệu suy hô hấp. Dùng kháng sinh phòng bội nhiễm.

https://dakhoahoancautphcm.vn/ho-ra-mau-dau-hieu-canh-bao-nhieu-benh-ly-nguy-hiem.html

520 Lượt xem

Cần bán website Social.itr.vn  ai thiện chí muốn mua gọi số 0949678047

What is stormgain

thue xe phan rang du lịch giá rẻ tại Ninh Thuận`````````dat nen phan rang giá rẻ **** can ho go vap - du an quan 9

Chuyên thu mua nhôm, thu mua sắt, thu mua đồng thu mua phế liệu giá cao hơn ngoài thị trường

* PrimeXBT What makes it so special and is it worth to try it out?